Cửu huyền thất tổ * Cầu siêu thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc

Cửu huyền thất tổ * Cầu siêu thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc

Ở nước ta, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các thân nhân là truyền thống quý báu, phong tục tốt đẹp, có từ lâu đời. Người người, nhà nhà đều thờ cúng tổ tiên, gọi là đạo ông bà. Người Phật tử Việt Nam theo đạo Phật (có nguồn gốc Ấn Độ) vẫn duy trì truyền thống hiếu đạo, nhớ về nguồn cội, hàng năm đều cúng giỗ để tưởng niệm, báo hiếu, tri ân các đấng sinh thành.

Cửu Huyền Thất Tổ là ông bà nhiều đời trước của chúng ta. Câu nói về tổ tiên dòng họ có từ lâu đời dựa vào chữ Hán dịch nghĩa sang là bảy đời chín kiếp. Là thế hệ con cháu, ghi nhớ công ơn của tổ tiên là việc đương nhiên.

Hàng Phật tử ai cũng thuộc nằm lòng, “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, đạo hiếu là đạo Phật”.

Sự báo hiếu thông thường ở đời gồm hiếu dưỡng, hiếu kính, hiếu thuận rất thiết thực, là nền tảng, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tròn câu hiếu đạo. Đức Phật đã nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ bao la như trời biển. “Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo, cái gì là nhiều hơn, sữa mẹ mà các ông đã uống trong khi các ông lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, hay là nước trong bốn biển? Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ mà chúng con đã uống trong khi chúng con lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài chớ không phải nước trong bốn biển” (Kinh Tương ưng bộ).

Với ân đức sinh dưỡng to lớn ấy, nếu báo hiếu thông thường thì chắc chắn không đủ, chưa trọn. “Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ-kheo, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha… có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này”.

Vậy làm thế nào để báo hiếu đủ cho mẹ và cha? “Này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha” (Kinh Tăng chi bộ).

Theo Đức Phật, con cái ngoài hiếu thảo thông thường, cần trợ duyên giúp cha mẹ biết tu hành, tăng phước, chuyển nghiệp để hiện tại và tương lai được an vui mới “làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”. Đây là hướng đi của hiếu đạo của Phật giáo. Để hiểu lời dạy này, chúng ta cẫn suy ngẫm sâu hơn về nhân duyên cha mẹ và con cái. Thực tế thì chúng ta làm con cái và cha mẹ của nhau chỉ mấy mươi năm của đời hiện tại nhưng chắc chắn nhân duyên này đã có từ nhiều đời quá khứ và sẽ tiếp diễn ở vị lai.

Nếu tìm mọi cách cho cha mẹ được đủ đầy trong hiện tại mà khổ đau ở đời sau thì chưa phải là báo hiếu đúng nghĩa, đôi khi còn báo hại. Con cái làm ăn bằng những phương cách không chính đáng mà phụng dưỡng cha mẹ thì khiến cho họ mắc thêm cộng nghiệp bất thiện. Nhìn bên ngoài là hiếu nhưng thực chất là bất hiếu. Chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ không vui khi biết điều này. Những ai biết sâu sắc về nhân quả-nghiệp báo, thấy dài xa về hậu báo đời sau sẽ thay đổi quan niệm báo hiếu mà không đem đến lợi ích đích thực cho cha mẹ.

Mặt khác, hạnh phúc đích thực khi thân khỏe tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn thì mới thực sự an lạc. Trong đó sống với thiện tâm, cải thiện tinh thần, thăng hoa về tâm linh là điều mong mỏi của cha mẹ, nhất là lúc đã yếu già. Khi mà nhu cầu ăn ở, đi lại, tiêu xài không mấy quan trọng, người già thường nghĩ đến cái chết và đời sau. Bấy giờ phước đức trở nên cần thiết, là hành trang cho cuộc độc hành tái sinh. Hạnh phúc cho những gia đình nào mà cha mẹ biết đi chùa, tu tập, kinh kệ, bố thí, cúng dường. Tuổi trẻ vì mưu sinh mà cha mẹ chỉ vui nhà, về già biết vui chùa là phúc phần, quý hóa. Nhân lành này sẽ trổ quả ngọt để cha mẹ “nay vui, đời sau vui”.

Những ai mà cha mẹ chưa biết vui chùa thì con cái phải tìm cách trợ duyên. Nếu cha mẹ chưa phát khởi lòng tin Tam bảo, chưa biết giữ năm giới, chưa mở lòng bố thí, chưa đoạn trừ mê tín tà kiến, những người con hiếu cần trợ duyên để cha mẹ được quy y, biết giữ giới, siêng bố thí, thành tựu chánh kiến. Giúp cha mẹ hiện tại tâm tư thanh thản, lúc trăm tuổi đầy đủ hành trang phước đức đi vào cõi lành là việc thiết thực, cực kỳ quan trọng. Ai cũng xót xa khi biết cha mẹ tái sinh vào cảnh khổ. Mọi sự cầu cúng cho cha mẹ sau khi chết dù có lợi ích nhưng không bằng chuyển hóa và hướng thiện cho cha mẹ trong hiện tại để “tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

Đức Phật, Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên đã hóa độ cha mẹ tu hành, chứng đắc Thánh quả. Không chỉ trong gia đình mà cả dòng tộc đều được ân phước, “Nhất nhơn thành đạo cửu huyền thăng”. Chữ hiếu bấy giờ chính là chữ tu, là đạo. Khi mà con cái, cha mẹ, bà con đều biết tu, sám hối nghiệp ác, siêng làm việc lành, tâm ý trong sạch, đó chính là tịnh độ nhân gian, là cảnh giới Phạm thiên. Khi hiếu được nâng lên tầm mức là đạo, tất cả đều rạng ngời trí tuệ, từ bi, phụng sự, vô chấp. Bấy giờ, hiếu là đáp đền bốn ơn sâu nặng, là phụng sự tha nhân, là tận hiến cho đời.

Đạo Hiếu trong Phật giáo giúp con người được an lạc hạnh phúc, gia đình hoà thuận, tôn trọng giữa con người với nhau, xã hội hài hòa, cùng hướng đến thế giới hòa bình. Hiếu bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; “Hiếu” là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; “Hiếu” là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 人間福報

Từ khi chúng ta chào đời đã được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ, bất kể giờ khắc đêm ngày lo trông nôm chúng ta. Những lời ân cần nhắc nhở của thầy cô suốt đời không quên, thường xuyên dạy dỗ khuyên bảo, luôn động viên an ủi khi chúng ta gặp phải khó khăn, trong quá trình trưởng thành gặp phải vấp ngã, luôn quan tâm chăm sóc bằng mọi cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

“Hiếu” (孝) là bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; “Hiếu” là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; “Hiếu” là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

Thời cổ đại Nho gia chủ trương: “Ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khi cha mẹ qua đời con cháu lo mai táng thật chu đáo, sáng thăm tối viếng hầu hạ song thân, làm vui lòng đẹp dạ mẹ cha, cung kính nhu thuận, đây là người con hiếu thảo và là con đường hiếu đạo; Phật giáo cho rằng, hiếu thuận với cha mẹ, báo đáp công đức sinh thành dưỡng dục và thân nhân đây là một trong “tứ đại trọng ân” (四重恩).

Chữ Hiếu không chỉ giới hạn trong tư duy báo đáp công ân cha mẹ hiện đời này; sự hiếu thuận phải bắt đầu từ chính bản thân của mình, sau đó lan rộng đến cộng đồng xã hội, thậm chí rộng khắp đến tất cả chúng sinh, đây là cách báo hiếu tối thượng trong lý tưởng Phật giáo.

“Kinh Trọng Ân Phụ Mẫu Khó Đáp Đền” (父母恩重難報經) có đoạn:

“Giả sử có người vai trái cõng cha, vai mặt cõng mẹ, dù cho thịt nát thấu xương, xương nát thấu tuỷ, vòng quanh đi khắp núi Tu di, trải trăm nghìn kiếp, máu tuôn thắm đất, cũng không có thể báo đáp được công ơn sâu dày của nhị vị từ phụ hiền mẫu.” Điều đó có thể thấy rằng, Phật giáo rất coi trọng đạo Hiếu.

Trong kinh Đức Phật kể câu chuyện: “Thở xa xưa, bên cạnh dãy núi Tuyết Sơn, Di Hầu vương (Khỉ chúa), thống lĩnh đàn khỉ 500 con. Một người thợ săn đã giăng lưới để vây bắt bầy khỉ, nhưng Di Hầu vương ngay lập tức xé tung lưới và thả tất cả đàn khỉ thoát nạn xui xẻo do bị săn đuổi. Trên đường đi, một con khỉ già chẳng may bị vấp ngã và rơi xuống hố sâu với một con khỉ nhỏ trên lưng. Lúc bấy giờ, Di Hầu vương đã ra lệnh cho tất cả bầy khỉ cùng hợp tác để giải cứu chú khỉ già. Chú khỉ già đã dùng phương thức trò chơi đô mi nô, mỗi con nắm lấy đuôi của con khỉ trước nối dài thẳng tới đáy hố sâu, đồng thời giải cứu cú khỉ già thoát khỏi hố sâu và thoát ly khổ nạn.”

Đức Phật nói với đại chúng: “Di Hầu vương tức là tiền thân của ta, nhờ sự che chở của hiền mẫu mà ta đời đời vượt qua những khó khăn chướng nạn, tự nhiên ta mau chóng thành tựu Phật quả; Mọi người cần phải hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ!”. Đức Phật dạy các môn đồ đệ tử việc hiếu thuận với cha mẹ chẳng những hiện đời này mà còn phải hiếu thuận với cha mẹ quá khứ bảy đời, thậm chí là hiếu thảo với cha mẹ của tất cả chúng sinh.

Vì vậy, ý nghĩ của chữ Hiếu không chỉ giới hạn trong tư duy báo đáp công ân cha mẹ hiện đời này; sự hiếu thuận phải bắt đầu từ chính bản thân của mình, sau đó lan rộng đến cộng đồng xã hội, thậm chí rộng khắp đến tất cả chúng sinh, đây là cách báo hiếu tối thượng trong lý tưởng Phật giáo.

“Hiếu” (孝) là bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; “Hiếu” là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; “Hiếu” là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

Phật giáo đưa ra ba cấp độ: thứ nhất cung phụng đồ ăn ngon ngọt, cho cha mẹ khỏi đói rét thì gọi là tiểu hiếu; thứ hai, làm rạng rỡ tông môn, khiến cho cha mẹ vui vẻ, thơm lây gọi là trung hiếu; thứ ba hướng dẫn cha mẹ quy hướng chính tín, xa lìa phiền não thoát vòng sanh tử, dứt khổ trong tam đồ gọi là đại hiếu.

Phật giáo rất coi trọng đạo Hiếu, Đức Phật dạy các môn đồ của Ngài về đạo Hiếu, chẳng những hết lòng hiếu thuận với cha mẹ hiện đời, mà còn nghĩ đến việc báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ bảy đời, thậm chí hiếu thuận với cha mẹ của tất cả chúng sinh nữa.

Đức Phật chẳng những giáo dục đệ tử lo tròn bổn phận tận hiếu (hết lòng với cha mẹ), mà bản thân Ngài cũng thực tiễn trong đạo Hiếu. Khi Phụ hoàng của Đức Phật là Đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) là quốc vương của dòng tộc Thích Ca (Sakya), trị vì thành Ca Tỳ La Vệ băng hà, hiếu tử hiền tôn trong hoàng gia, chuẩn bị làm lễ nhập quan rồi tôn trí kim quan trên toà sư tử, rắc hoa, xông trầm hương cúng dường. Đức Phật cùng Nan Đà cung kính đứng hầu phía trước kim quan, A Nan và La Hầu La (Rāhula) đứng hầu dưới chân kim quan... Lúc sắp làm lễ động quan, Nan Đà, A Nan và La Hầu La đều xin phép Thế Tôn được khiêng một góc quan tài, Đức Phật cũng giống như bao nhiêu người con hiếu khác, Ngài nhớ đến công ơn sinh thành của từ mẫu nên đã rời khỏi Tăng đoàn, lên cung trời Đâu Suất trong 3 tháng để thể hiện lòng kính trọng, sự báo ân, báo hiếu của một người con với mẹ, để thuyết pháp cho mẫu thân. Vì cảm kích ân đức dưỡng dục của Di mẫu Mahà Pajàpatì Gotamì (Ma-ha Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di), Ngài đã khởi từ bi tâm đặc biệt khai pháp môn phương tiện, chấp nhận cho Di mẫu xuất gia vì lòng tin tuyệt đối vào Tam bảo, tâm tha thiết cầu học Phật pháp, dõng mãnh tu hành mong xuất thế gian, Ngài đã cho phép phụ nữ dòng tộc Thích Ca xuất gia vì thế từ đó trong giáo đoàn Phật giáo có giới Tỳ kheo ni. Đây cũng là dịp tri ân báo ân của Đức Phật đối với người mẹ thứ hai, đã nuôi dưỡng Ngài bằng tất cả tấm lòng của người mẹ ruột khi còn là Đông cung Thái tử.

Đức Phật tuyên thuyết “Kinh Vu Lan Bồn” (盂蘭盆經) thông qua tấm gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên, kể từ đó cho đến ngày nay, tứ chúng đệ tử xuất gia, tại gia của Phật sau khi kết thúc khoá an cư kiết hạ của chư tăng, cứ đến ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày Tự tứ* là ngày chính của lễ hội “Vu Lan Báo Hiếu”, phật tử khắp nơi đều nô nức cử hành lễ trai tăng cầu nguyện Tam bảo cứu độ cửu huyền thất tổ, cha mẹ quá khứ nhiều đời được vãng sinh tịnh độ; cha mẹ còn sinh tiền thì phúc thọ tăng long, Bồ đề tâm kiên cố. Tư tưởng đạo Hiếu trong Phật giáo giúp con người được an lạc hạnh phúc, gia đình hoà thuận, tôn trọng giữa con người với nhau, xã hội hài hoà, cùng hướng đến thế giới hòa bình.

* Tự tứ còn được gọi là tự tứ thỉnh. Tự ở đây có nghĩa là tự mình, tứ là nêu lên và thỉnh có nghĩa là thỉnh cầu. Tự tứ thỉnh chính là tự mình nêu lên những lỗi lầm, và thỉnh cầu Phật Gia chỉ dạy, tha thứ lỗi lầm của mình.

Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 人間福報

Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?

Hỏi: Kính bạch thầy, nhà con có thờ Phật. Hiện nay, cha mẹ con vẫn còn sống và ông bà có thiết lập bàn thờ bên nội, bên ngoại. Nhưng có người bảo con phải thờ thêm Cửu huyền Thất tổ nữa mới đúng. Như vậy, con có nên thờ thêm hay không?

Đáp: Việc thờ phụng tổ tiên ông bà là một phong tục tập quán cổ truyền của người Việt Nam chúng ta. Đây cũng còn là một truyền thống văn hóa hiếu đạo rất cao đẹp tuyệt vời của dân tộc ta. Vì dân tộc ta rất chú trọng đến việc lễ nghi thờ phụng, nhất là đối với vấn đề tri ân và báo ân. “Uống nước nhớ nguồn, hay ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây”. Đó là những lời khuyến nhắc răn dạy của tổ tiên. Đạo làm con bao giờ chúng ta cũng phải nhớ đến cội nguồn. Cội nguồn đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta. Họ là những người đã dầy công giáo dưỡng chúng ta khôn lớn nên người. Thế nên, bổn phận làm con chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn sanh thành giáo dưỡng của ông bà cha mẹ hầu để lo báo đáp thâm ân trong muôn một. Bởi đó là một công lao to lớn mà ở thế gian nầy không gì có thể so sánh được.

Theo nguồn gốc hiếu đạo, có tổ tiên mới sanh ra ông bà và có ông bà mới sanh ra cha mẹ. Vì thế, đối với con cái phải lo phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi còn sống và phải tôn thờ cúng kỵ khi người đã khuất bóng. Đó là bổn phận của đạo làm con. Trong trường hợp của Phật tử, hiện cha mẹ còn sanh tiền, vả lại ông bà cũng có thờ phụng tổ tiên ông bà nội ngoại hai bên, như vậy, theo tôi, nếu như Phật tử muốn thờ thì cần phải hỏi ý kiến của cha mẹ trước. Đừng vì nghe người ta nói mà mình vội làm theo. Người xưa nói: “áo mặc sao qua khỏi đầu”. Đối với việc thờ cúng tổ tiên ông bà, Phật tử không nên tự động làm theo ý mình, khi mà cha mẹ còn sống. Trước khi muốn thờ, Phật tử cần phải thưa qua cho cha mẹ biết và phải được sự đồng ý cho phép của ông bà. Thế mới phải đạo làm con.

Còn người nào đó bày vẽ cho Phật tử, có thể là vì họ chưa biết Phật tử còn cha mẹ. Hoặc giả như họ có biết đi chăng nữa, nhưng thiết nghĩ, họ cũng chưa rành mấy về việc lễ nghi, nhất là về cách thức thờ phụng tổ tiên. Tại sao lại phải thờ cửu huyền, trong khi cha mẹ mình vẫn còn sống? Thông thường, người ta hay nói thờ Cửu huyền Thất tổ. Có đôi khi người ta cũng chưa hiểu rõ bốn chữ nầy như thế nào. Riêng hai chữ cửu huyền, thú thật, từ trước tới nay, chúng tôi đã tra cứu trong các quyển tự điển Phật học và Hán tự, nhưng không thấy chỗ nào có nêu ra hai chữ nầy cả. Chỉ thấy trong quyển Từ Điển Hán Việt Từ Nguyên của ông Bửu Kế và quyển Hán Việt Từ Điển của ông Đào Duy Anh, cả hai chỉ có nêu ra hai chữ cửu tộc và giải thích mà thôi. Tuyệt nhiên, không thấy có nêu ra hai chữ cửu huyền.

Theo trong Từ Điển Hán Việt Từ Nguyên của ông Bửu Kế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, ở trang 328 giải thích, thì cửu tộc có nghĩa là chín lớp người trong một họ. 1. bản thân. 2. Cha. 3. Con. 4. Ông nội. 5. Cháu nội. 6. Ông cố. 7. Cháu tằng tôn. 8. Ông sơ. 9. Cháu huyền tôn. Ông còn nói thêm, có thuyết cho rằng: Cửu tộc gồm có: Họ nội 4, họ ngoại 3 và họ vợ 2. Căn cứ theo sự giải thích trên, thì tính từ bản thân mình trở lên gồm có 4 đời hay nói đúng hơn là trải qua 4 thế hệ: Cha, Ông nội, Ông cố, Ông sơ. Trở xuống 4 đời: Con, Cháu, Chắt, Chít. Tính luôn mình chung lại là 9 đời hay 9 thế hệ. Chữ huyền có nghĩa là sợi dây nối kết trải qua nhiều đời (chữ huyền có nhiều chỗ giải thích khác nhau).

Nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao, Tằng, Tổ, Khảo, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng, Huyền. Còn nói Thất tổ gồm có: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ. Song có điều, riêng tôi vẫn còn thắc mắc thật sự chưa hiểu rõ: nếu chúng ta thờ cửu huyền trải qua chín đời như thế, thì thờ 4 đời trở lên không có gì phải nói. Nhưng nếu tính từ đời mình trở xuống mà thờ, thì thú thật tôi không thể hiểu được. Ở đây, tôi không dám cho việc thờ nầy là phi lý, vì tôi vẫn luôn tôn trọng ý tưởng đặt định của người xưa. Nhưng tôi rất thắc mắc về việc thờ phụng nầy. Vì chả lẽ mình lại thờ mình và thờ con cháu mình. Thậm chí, mình chưa có chắt, chít, thì lấy đâu mà thờ?

Thông thường, ở trong các gia đình người Việt chúng ta, chúng tôi chỉ thấy phần nhiều người ta chỉ thiết lập bàn thờ tổ tiên, ông bà, chớ ít có ai viết chữ để là thờ Cửu huyền Thất tổ. Bốn chữ nầy, chúng tôi thấy trong quyển sách: “Sự Lý Dung Thông” bằng chữ Hán của Thiền sư Hương Hải và được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dầy công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà Xuất bản TP. HCM, 2000) . Trong đó có hai câu thơ:

Thích độ nhân miễn tam đồ khổ

Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương.

Ý nói giáo lý của đức Phật Thích Ca nhằm hóa độ chúng sanh thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh, đồng thời, cũng có khả năng cứu thoát cửu huyền thất tổ được siêu thăng. Ngoài ra, chúng tôi không còn thấy ở chỗ nào khác. Có thể là do sự tra cứu học hỏi của chúng tôi còn nông cạn hạn hẹp. Vấn đề nầy, xin được miễn bàn thêm, vì không phải lý do nghiên cứu ở đây. Chúng tôi chỉ xin nêu ra giải thích đôi điều để cho Phật tử biết sơ qua về cửu huyền thất tổ có liên quan đến việc thờ phụng mà Phật tử đã hỏi, thế thôi.

Tóm lại, tôi xin góp ý đề nghị với Phật tử, nếu như Phật tử muốn thờ, thì nên hỏi qua ý kiến cha mẹ của Phật tử trước. Thử xem ông bà nói sao. Sau đó, Phật tử mới có quyết định. Như thế, thiết nghĩ cũng không phải là muộn và như thế sẽ được thuận thảo tốt đẹp cả hai. Phật tử không nên nghe người ta bày ra rồi mình tự động làm theo. Một việc làm mà mình không hiểu rõ ý nghĩa của việc mình làm, chỉ thấy xưa bày nay bắt chước, thì điều đó cũng không đúng lắm. Kính chúc Phật tử chóng đạt thành sở nguyện.

Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có điều kiện để lập bàn thờ gia tiên Cửu huyền thất tổ, vì vậy Nến Vãng Sanh, Nến Vu lan cũa Nến Cát Tường sẽ là sự hỗ trợ tâm nguyện tuyệt vời nhất cho quý Hiếu Đạo. Cầu mong tất cả những người hiếu thảo đều đạt an lạc thân tâm, cầu nguyện tất cả chư vị Cửu huyền thất tổ thuận lợi giác ngộ con đường chánh Pháp Phật giáo, thoát luân hồi, xa lài khổ ải.

0