Phật thứ mười là Di Lặc Phật, ứng vận là Bạch Dương Kỳ, là lần thứ 3 lo việc thâu viên, cũng là lần cuối cùng. Di Lặc Cổ Phật lo việc mạc hậu nhất trước thâu viên đại sự, kiếp số kỳ này là “Bạch Dương Kiếp”. Từ lúc khai Thiên lập Địa cho tới Thiên cùng Địa chung, gọi là một nguyên, một nguyên gồm có hội là: “Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu ,Tuất, Hợi”. Mỗi một hội có 10.800 năm, mỗi hội do khí số chuyển biến nên có “kiếp vận” theo “số kỳ”. Hiện giờ là hội Ngọ chấm dứt, hội Mùi bắt đầu. Từ lúc khai Thiên đến nay, đã có phân ra 3 kỳ, 2 kỳ trước đã kể ở trên: kỳ thứ nhất là Thành Dương Kiếp, ứng ở thời Phục Hy, đạo kiếp cùng giáng, Đạo gia ứng vận độ được 2 tỷ nguyên linh về Trời. Thời kỳ thứ hai là Hồng Dương Kiếp, ứng ở thời Văn Vương, Đạo kiếp cùng giáng, Phật gia ứng vận, độ được 2 tỷ nguyên linh về Trời. Kỳ thứ ba gọi là Bạch Dương Kiếp, ứng ở thời kỳ này, lúc Ngọ Mùi giao thế, Đạo kiếp cùng giáng, Nho Gia ứng vận. Coi lại từ Hội Dần sanh người, cho đến ngày nay đã hơn 50 ngàn năm, 96 tỷ nguyên linh sanh sanh tử tử, tham luyến giả cảnh hồng trần, làm mê mất đi cái “Bổn Lai Linh Tính” đã không biết từ đâu mà tới, cũng không biết tìm đường nào về, càng sanh càng mê, càng mê càng hoại, thế phong suy đồi, nhân tâm hiểm ác tới tột đỉnh nên tạo thành đại kiếp xưa nay chưa từng có. Nhưng loài người không phải toàn là ác cả, lúc này gặp vận thâu viên, nên Trời lại giáng Đạo để cứu Thiên lưu, muốn để Cửu Lục Nguyên Linh toàn bộ được độ về Lý Thiên, nên có định ra “Tam Tào Phổ Độ” cho nên Bề Trên giáng Đạo lần này với mục đích là Cửu Lục cùng đột, việc Trời giao người đi làm, người làm là nhờ Trời trợ lực, Trời người hợp nhất, hoàn thành thâu viên, nhưng chúng sanh mất đi “Bản lai diện mục” lũy kiếp bị xoay trong vòng từ sanh lục đạo, không biết đã tích tụ không biết bao nhiêu oan nghệp, nếu không tẩy sạch những ác nghiệp kia thì làm sao phản bổn hoàn nguyên. Nên Di Lặc Cổ Phật ứng thời ứng vận giáng thế, nhằm mục đích giúp cho chúng sanh biết chân lý tuyệt đối về nhân sanh vũ trụ, để chúng sanh đều có thể phát hiện ra lương tri lương năng của mình, bỏ đi cái ác hướng về cái thiện, tự lập lập nhân, tử đạt đạt nhân, thành tựu được nhân cách “Đỉnh Thiên Lập Địa”, thanh toán được sạch nghiệp chướng đã tạo hồi nào giờ, để Bổn lai diện mục được trở lại, mới có thể siêu thoát Khí Thiên, vượt khỏi Tượng Thiên, Trực phản Lý Thiên.
Bạch Dương bắt đầu từ thời Trung Hoa Dân Quốc, cho tới sau này 10.800 năm mới hết. Thượng Đế dựa vào tội ác nặng nhẹ của người đời hiện nay, giáng xuống 81 hạo kiếp, gọi là “Khan Phong Kiếp”, tức là bị tai nạn vì cương phong như là do bom nguyên tử, bom hạt nhân, sao chổi mà làm cho thế gian bị càn quét… trong tay chỉ nghe được một tiếng nổ vang trời, là bóng người không còn thấy nữa, vạn vật hoàn toàn hóa thành tro, có sức công phá tương đương với cương phong, nên gọi là “Cương Phong Kiếp”. Nhưng lại sao có kiếp nạn lớn như vậy? Tại vì thời mạt kiếp hiện nay người đời tâm ác độc, chán ghét lễ nghi cổ xưa, ưa chuộng trào lưu thời đại mới, mỗi người theo cái khuynh hướng như là kiêu ngạo quá mức, không thật thà, ham vinh hoa, tranh giành tiền tài danh lợi, trầm luân mê muội lo hưởng thụ vật chất và tình dục, còn cang thường luân lý không ai hỏi tới, đạo đức nhân nghĩa mọi thứ đều bị chôn vùi hết, lễ nghĩa bị bẽ ngang ngược, kỷ cương nào còn nữa, nhân tâm bại hoại tới tột đỉnh, chúng sanh kết oán thù, tích ác nghiệp tới mức độ xưa nay chưa từng có, cho nên tam kỳ mạt kiếp lần này được tạo thành là xưa nay chưa từng có và sau này cũng chẳng thể còn, hạo kiếp lần này chính là “Bạch Dương Mạt Kiếp”.
Bạch Dương là gì? Theo Đạo vận, Bạch Dương Kỳ là từ phương Nam chuyển tới phương Tây, tại Thiên là “Lợi Chánh”, tại Địa là mùa thu, vào mùa thu trăm loài quả trái được kết thành. Do mùa xuân là lúc tỉa giống, mùa hạ là lúc sinh trưởng, mùa thu là lúc thu hoạch, mùa đông là lúc cất giữ. Còn phương Tây trong ngũ hành thuộc kim, trong ngũ sắc là màu trắng, Di Lặc Phật truyền dạy “Tý Hợi Quan” là Hợp Đồng Củ Sen, củ sen khi xẻ ra là màu trắng, nên gọi là Bạch Dương. Củ sen được sanh trong bùn lầy, chứng minh Đạo giáng thứ dân, người tu Đạo phải từ trong bùn lầy ra mà không bị nhiễm, thanh tịnh bản thân mình, vừa hòa bình trong ánh sáng vừa lẫn trong phàm tục, tuân theo luân lý đạo đức, không thể bị thế tục ô nhiễm. Củ sen màu trắng, mọi chuyện tốt lành đều lấy màu trắng làm đầu, vách tường màu trắng, phòng màu trắng, ánh đèn màu trắng, chú rể mặc màu trắng, mang giầy trắng, cô dâu mặc bộ đồ màu trắng, đội khăn màu trắng, giày vớ màu trắng, tủ áo màu trắng,… Nếu là hồi xưa, cô dâu mặc đồ màu trắng tức thì bị cự tuyệt vô cửa, phải lên kiệu quay đầu về, nhất định bị cho là đầu óc có vấn đề, trước kia hỷ sự phải mặc đồ màu đỏ, còn màu trắng là cho việc tang, bây giờ thì khác, màu trắng là cho hỷ sự, còn màu đen là cho việc tang, thế này là Thiên số ứng vận đấy. Thanh Dương Kỳ tang phục màu đỏ, có ý nghĩa là giữ lại một chút xương máu của cha mẹ mình, máu màu đỏ. Hồng Dương Kỳ tang phục màu trắng có ý nghĩa là giữ lại một chút nguồn gốc của cha mẹ mình, nguồn gốc là màu trắng. Hiện nay là Bạch Dương Kỳ tang phục màu đen, có ý nghĩa là giữ lại một chút chân thường của cha mẹ mình, ‘Thường” có nghĩa là bất biến, trong ngũ sắc màu đen là bất biến. Thế này là thuận theo trình tự Đông tây Nam Bắc, Thanh Hồng Bạch Hắc. Nhưng có người sẽ hỏi sau Bạch Dương có phải còn Hắc Dương không? Xét lại chữ “Dương” trong Thanh Dương, Hồng Dương, Bạch Dương là chỉ về “Thái Dương – Mặt Trời”, Mặt Trời là từ phương Đông mọc lên, đi qua phương Nam rồi chuyển sang phương Tây lặn xuống đó là ban ngày. Mặt trời lặn xuống từ phương Tây rồi Dương chìm xuống Âm khởi lên, đi qua phương Bắc chuyển sang phương Đông là hết, đó là ban đêm. Và rồi lại Âm chìm xuống Dương khởi lên, lại là ban ngày. Đoạn thời gian ban ngày là Thái Dương từ phương Đông mọc lên đi qua phương Nam rồi chuyển phương tây là hết. Đoạn thời gian ban đêm là mặt trời từ phương Tây đi qua phương Bắc rồi chuyển qua phương Đông là hết. Vì vậy chỉ có Thanh Hồng Bạch Dương Kỳ mà không có Hắc Dương Kỳ, cho nên Bạch Dương Kỳ có thể gọi là mạt kiếp.
Bạch Dương Kỳ, chúng sanh tuy rằng đã tích lũy ác nghiệp, có rất nhiều nghiệp chướng, nhưng người thiện cũng còn nhiều. Thượng Đế đại từ đại bi, bát ái hết mức, nào nhẫn tâm để thiện ác bất phân, ngọc đá cùng thiêu cho nên lần thứ 3 lại cho giáng Đại Đạo, Nho Giáo ứng vận phổ độ tam tào, phái Di Lặc Tổ Sư chưởng Thiên Bàn, Thủy Hỏa hai tinh tử là Tế Công Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát giáng thế làm Cung Trường Tổ, Tử Hệ Tổ chấp chưởng Đạo Bàn. Khảo Đạo là A Tu La Vương, chủ trì mạt hậu thâu viên là Trung Hoa Thánh Mẫu. Người thành Đạo là 96 tỷ Nguyên Phật Tử, tới dự Long Hoa Hội, đồng ghi tên vào “Trùng Chỉnh Thiên Bàn”, hưởng thanh phúc và hồng phúc 10.800 năm. Kiếp là “Cương Phong Kiếp”, gồm 81 kiếp nạn, cộng thêm Thanh Dương 9 kiếp, Hồng Dương 18 kiếp, tổng cộng là 108 kiếp, cho nên trong Phật giáo xâu chuỗi niệm châu gồm 108 viên, trong đó có 3 viên lớn là Đại Phật Tổ phụng mệnh chưởng quản 3 đại kiếp nạn là “Thủy Hỏa Phong”. Chí Thánh Tiên Sư Khổng Lão Phu Tử chưởng Giáo Bàn, kế Thiên lập Cực, thay Trời tuyên hóa, Đại Đạo phổ độ, vạn giáo quy nhất, để mọi người đều phản bổn hoàn nguyên, quy căn nhận Mẫu, siêu sanh liễu tử, thành Tiên thành Phật, hoàn thành thâu viên. Lần này ở tây Phương có mở ra “Long Hoa Quỳnh Tương Thánh Hội”, định ra cửu phẩm liên đài, tuyển chọn 3.600 Thánh và 48.000 Hiền, án công định quả.
Di Lặc Cổ Phật cửu chuyển thập sanh, công đức vô lượng, cho nên chưởng Thiên Bàn 10.800 năm, đến Hội Mùi là số tận, tới Hội Thân không ai tiếp Thiên Bàn, thập Phật trị thế vậy là hoàn tất.
Bạch Dương Kỳ được Bề Trên cho phép ăn trứng (trứng không thụ tinh), nguyên do là xét thấy rằng phụ nữ tu tại gia, khi sanh con bị thiếu dinh dưỡng, với lại khi cả nhà cùng tu có đứa trẻ trong nhà đang tuổi trưởng thành rất cần dinh dưỡng lấy từ sữa bò và trứng để thân thể khỏe mạnh, còn người ăn chay trường làm ngành nông công thương phải ra sức kiếm ăn, công việc nặng nhọc, nên cho phép được ăn trứng. Tóm lại , Bề Trên từ bi, xét thấy vào Tam Kỳ do sự cần thiết ứng với thời vận, nên đặc biệt ban cho “pháp phương tiện” này.