Vì sao sinh ra có kẻ giàu, người nghèo; có kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” lại có người cả đời đầu tắt mặt tối cũng chẳng khá lên được? Liệu con người có số phận được an bài từ trước hay chính chúng ta đang nắm giữ chìa khóa giàu - nghèo cho cuộc đời mình?
Điều này đã được Đức Phật giải đáp tại bài kinh “Nhân duyên của giàu và nghèo” trong Đại Tạng kinh Việt Nam, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt. Bài kinh không chỉ giải thích nguyên nhân của giàu - nghèo mà còn mang đến thông điệp sâu sắc về cách thức chuyển hóa hoàn cảnh sống cho mỗi chúng ta.
Mục lục
Đức Phật dạy nghèo khổ, ít tài sản là do nhân keo kiệt, bỏn xẻn, tham lam, không mảy may nghĩ đến chuyện làm phước, bố thí (giúp người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn, cơ nhỡ,...), cúng dường (lên Tam Bảo, chúng Tăng và cha mẹ,...).
Những người như vậy, sau khi từ trần, sẽ đọa vào đường ác, lúc tái sinh trở lại làm người thì sinh vào gia đình nghèo khổ, bần hàn, có rất ít tài sản.
Những người sinh ra trong gia đình giàu có, được thừa kế tài sản lớn hoặc những người dù không sinh ra ở gia đình giàu có nhưng khi họ làm việc, với bàn tay khối óc của mình, họ gây dựng được nhiều tài sản là do trong quá khứ, họ đã từng biết bố thí, cúng dường rất nhiều.
Các nhóm, đạo tràng ở Nam Định, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai,... chuyển cơm cứu trợ tới bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Hiểu được lời Phật dạy về nhân duyên của giàu và nghèo, chúng ta cần bắt đầu thực tập từ bỏ tâm keo rít sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, tập san sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh bằng công bằng của, cúng dường cha mẹ, cúng dường lên Tam Bảo,... để gieo trồng phước báu có được tài sản lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, cần lưu ý, phước báu này phải đến từ sự tu tập, rèn sửa, thay đổi thân tâm, làm phước, bố thí, cúng dường chứ không phải do đi chùa cầu xin mà được. Bởi Đức Phật không ban phước, giáng họa cho ai mà Ngài chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tự tu tập, gieo nhân thiện để gặt hái quả lành, nếu chúng ta đến chùa lễ Phật thì tự tăng phước, đến chùa cung kính chư Tăng - đệ tử Phật thì tự tăng phước nhờ tâm lễ kính của chính chúng ta.
Tích cực tu tập, thay đổi thân tâm, tích lũy phúc báu cho bản thân
Kính mời quý Phật tử và các bạn cùng đón đọc nguyên văn bài kinh tại đây!
“Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn?
Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông không bố thí, cúng dường cho Sa môn hay Bà la môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa... Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú và đọa xứ. Nếu được sanh vào loài người, người ấy phải chịu nghèo hèn, có tài sản nhỏ.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông có bố thí và cúng dường cho Sa môn hay Bà la môn các đồ ăn uống, y phục, xe cộ, ngọa cụ, y dược, đèn đuốc, nhà cửa... Do nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu sanh vào loài người, người ấy được giàu sang, có tài sản lớn”.
(ĐTKVN, Trung Bộ III, kinh Tiểu nghiệp phân biệt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.478)
PHẬT TỬ CẦN TÍCH LUỸ PHƯỚC BÁU THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN HOÁ VẬN MỆNH VÀ CÓ ĐƯỢC TÀI LỘC?
Làm sao để tích lũy được phước báu?
Đức Phật chỉ dạy: "Mỗi người chúng ta phải tích lũy phước báu cho mình. Tích phước báu bằng cách gì? Bằng cách làm việc thiện. Muốn làm được các việc thiện thì tâm mình phải gieo trồng các hạt giống thiện lành. Các con phải chăm gieo vào trong mảnh vườn tâm mình nhiều hạt giống thiện lành, nhiều hạt giống phước đức; chính những nguồn tâm ấy mới khiến các con làm các việc thiện, việc phước được. Mấu chốt là chúng ta phải tin chắc ở trên đời này, mọi cái chúng ta được thọ hưởng chính là từ phước quả của mình chứ không có gì khác. Chúng ta muốn thay đổi số phận của mình thì chính chúng ta phải tích lũy phước báu cho mình”.
Cũng giống như Hoàng hậu Mạt Lợi, vận số tốt đẹp bà được hưởng là do phước báu mà Hoàng hậu đã tích từ tiền kiếp cũng như trong kiếp hiện tại. Tuy ở giai cấp hạ tiện nhưng vẫn một lòng cung kính Phật, Pháp, Tăng - Tam Bảo. Ngay từ khi còn nhỏ đã hết lòng thành kính sớt bát cúng dường lên Phật và Tăng đoàn với tất cả tâm trong sáng, tịnh tín. Cho nên phước báu của hoàng hậu rất lớn, có thể thay đổi thân phận từ hạ tiện lên giai cấp quyền quý.
Đức Phật dạy chúng ta cần gieo trồng những hạt giống phước đức bằng cách chăm làm phước, bố thí cho những người nghèo khổ, thương họ một cách chân thành, giúp đỡ một cách chân thật và không cầu lợi. Không chỉ vậy, một người biết hy sinh vì mọi người, biết sống vì cộng đồng cũng sẽ tích lũy được cho mình những phước báu rất thiện lành. Đặc biệt, mỗi người cũng nên biết gieo trồng những hạt giống tươi tốt trong ruộng phước điền Tam Bảo, cúng dường ở nơi có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì phước báu cũng được tích lũy rất nhiều.
Bên cạnh đó, Đức Phật cũng dạy, tích lũy được phước báu để có tài lộc, chúng ta cần tu tập bằng cách bố thí, trì giới, thiền định. Bố thí vô úy, tức là đem sự bình an, không sợ hãi đến với mọi người, giúp mọi người được bình an, được yên tâm. Về tu tập: Chúng ta thực hành trì giới, giữ gìn giới luật của Phật hoặc tu thiền định, nghĩa là chúng ta tu tập. Khi có tu tập thì sẽ sinh ra công đức, công đức sẽ sinh ra phước báu cho chúng ta.
Như các bậc Thánh tu tập, khi các Ngài chứng Thánh quả, ai ai cũng cung kính, muốn được cúng dường. Đó là do từ công đức của các Ngài sinh ra các phước báu và phước báu ấy sinh ra tài lộc.
Đức Phật cũng vậy, Ngài ở đâu thì tài lộc đến đó. Ông Cấp Cô Độc, do kính quý Đức Phật nên dùng vàng trải ra mua đất, xây Tinh xá cúng dường Ngài.
Chúng ta hiểu rằng để có tài lộc một cách chân chính thì chúng ta phải tu tập để tạo ra các công đức, phước báu. Chúng ta lao động bằng bàn tay, khối óc của mình để có tài sản thì tài sản ấy cũng là tài sản chân chính, cũng nằm trong phước báu của mình. Nếu chúng ta không có phước báu thì tài sản không đến được với mình.l
Phật tử hay những người tín Phật nói chung muốn cúng dường Tam Bảo thì có thể tham khảo một số gợi ý về vật dụng cúng dường sau đây: