Di Lặc cứu khổ chân kinh
Lúc bấy giờ, Kinh này vẫn chưa lưu truyền xuống, cũng là vì thời kỳ chưa tới. Mãi đến lúc Kim Công Tổ Sư vào năm Dân Quốc thứ 15, ngày 3 tháng 3 hiển hoá mượn khiếu thổ lộ ra. Kim Công Tổ Sư chính là Tổ Sư đời thứ 17, tức Bạch Dương Tổ Sư, Minh Sư Lộ Trung Nhất , người tỉnh Sơn Đông, huyện Tế Ninh, sinh vào năm thứ 29 Thanh Đạo Quang, tức là trước năm 63 ( năm 1849 ) Tuế Thứ Tị Dậu ngày 24 tháng 4 đản sinh vào giờ ngọ, là hoá thân của Di Lặc Cổ Phật, thánh hiệu “ Nho đồng Kim Công “, chúng ta gọi ngài là “ Kim Công Tổ Sư ”, đạo hiệu “ Nam Mô Thiên Nguyên Thái Bảo A Di Đà Phật “. Dân Quốc năm thứ 14 ngày 2 tháng 2 ngài thành đạo, Dân Quốc năm thứ 15 ngày 3 tháng 2, ngài mượn khiếu của Dương Xuân Linh ở Sơn Tây đến Sơn Đông hiển hoá 100 ngày. Trong vòng 100 ngày này không ăn gì hết, miệng nói “ Kim Công Diệu Điển “ và “ Di Lặc chân kinh “ , đấy là “ Kim Kê sơ xướng ( Gà vàng gáy lần đầu ), quyển “ Di Lặc Chân Kinh “ mới xuất hiện trên đời. Năm Dân Quốc thứ 18 lại mượn khiếu của Đỗ Ngọc Côn ở Hà Nam, hiển hoá 1 tháng trời, đấy là “ Kim Kê nhị xướng “. Còn khi “ Kim Kê tam xướng “, Lão Tổ Sư sẽ đích thân đến bình thu vạn giáo, tức là vạn pháp quy nhất, thiên hạ sẽ thái bình.
Phật thuyết Di Lặc cứu khổ kinh
Thời điểm Di Lặc Tổ Sư giáng sinh lần đầu tiên là 2500 năm về trước, xuất thân ở nước Ba La nại thuộc miền Bắc Ấn Độ. Cha của ngài là thừa tướng của nước Ba La Nại, Di Lặc là Sao Bắc Vương Chân Võ hạ phàm chuyển thế, cũng chính là giáo chủ của Vạn giáo quản trưởng thiên bàn trong tương lai. Quốc Sư của nước Ba La Nại ( Pháp sư Bà La môn giáo ) biết xem thiên văn, biết được sự việc này nên sinh lòng ghen ghét đố kị, ngụy tấu với Quốc Vương rằng : Trong số Những đứa trẻ sinh ra ở Nước ta hôm nay vào 3 canh giờ Tý Sửu Dần sẽ có một đứa là do sao Ác Ma đến đầu thai, sau này lớn lên sẽ tranh giành giang sơn với Quốc Vương, nên cần phải diệt trừ. Quốc Vương tin nghe lời nói của Quốc Sư, ngay lập tức hạ một đạo Thánh chỉ cho các Phủ Châu Huyện của cả nước phải giết chết tất cả những đứa trẻ sinh vào 3 giờ tý Sửu Dần của ngày hôm nay. Thế nhưng Thừa Tướng phu nhân cũng hạ sinh Di Lặc vào thời gian này cho nên sau khi nghe bẩm báo thì Thừa tướng và phu nhân đều rất lo lắng không yên. Phu nhân ngay lập tức kêu em trai mình đưa Di Lặc trốn ra nước ngoài, nhanh chóng nhắc Thừa Tướng hạ lệnh phái 16 vị Võ Tướng hộ pháp cả đêm xuất Quan ải đem trốn ra nước ngoài nuôi nấng. Đến khi 7 tuổi, dì của Di Lặc dẫn ngài và 16 vị tùy Tướng đi theo cùng đến tham bái đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi thọ ký xong, chỉ duy nhất ngài Di Lặc là không tính vào hàng đệ tử, bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni biết rằng ngài Di Lặc chính là vị Tổ sư 3000 năm sau sẽ hạ thế chưởng Thiên Bàn và thâu viên. Lúc bấy giờ, Phật Thích Ca bắt đầu giảng thuật lại 3000 năm sau Di lặc sẽ hạ thế cứu khổ cứu nạn, phổ độ 96 nguyên nhân phật tử. Tất cả mọi người vào thời điểm đó phải tái hạ thế chuyển sanh làm người để được ngài thọ ký mới có thể thật sự thoát khỏi phàm trần, miễn khỏi lưu lạc trong bể khổ sinh tử luân hồi lần nữa. Cái này rất quan trọng bởi vì sau 3000 năm nếu không chuyển thế hạ phàm để được Di Lặc Phật thọ ký thì chúng ta sẽ không có cách nào thoát ly sinh tử luân hồi. Cho nên đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói lúc bấy giờ để giải thích rõ vào thời Tam Kỳ Mạt Kiếp Di Lặc Tổ Sư sẽ quản chưởng Thiên bàn, tiếp nhận một đường Kim Tuyến đại đạo truyền trong thời Tam Kỳ Mạt Kiếp. Đấy gọi là bàn việc Mạt Hậu Nhất Trước Thâu viên đại sự, phụng thừa lệnh của Lão Mẫu mà đại khai phổ độ, bắt đầu từ trung Quốc phổ truyền các nước trên toàn cầu. Đoạn này là một đoạn mà 2500 năm về trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến, điều đó cũng chứng minh rằng 2500 năm về sau, Phật Di Lặc vào thời Tam Kỳ Mạt Kiếp sẽ đến nhân gian, trên trời thì quản chưởng Thiên bàn, nơi trần gian thì bàn chuyện Thâu Viên Đại sự, cho nên mới gọi là Phật nói. Cho nên bộ kinh này là bộ kinh do Phật nói, không phải lả người bình thường tùy tiện viết ra.
Ở trên là kinh do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến 2500 năm về trước. Tiếp theo là Quyển Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh lại có một bối cảnh nhân duyên khác.
Đông Phương Tổ Sư đời thứ 17 là Kim Công Tổ Sư, tôn hiệu là Nam Mô thiên Nguyên Thái Bảo A Di Đà Phật, cũng có nghĩa rằng Đức Phật Di Lặc đã đến nhân gian rồi, cũng có nghĩa là thời điểm mà 2500 năm về trước Đức Phật thích Ca Mâu Ni từng nói đến nay đã tới rồi. Đông Phương Tổ Sư đời thứ 17 là Kim Công Tổ Sư chính là do đức Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế vào sau công nguyên năm 1849, năm Tuế Thứ Kỷ Dậu tuổi gà, nên mới có câu nói là Kim Kê Tam Xướng.
Kim Kê Nhất Xướng năm 1926 sau công nguyên : ngày 2 tháng 2 năm 1925, Lộ Tổ Sư quy không,đến ngày 3 tháng 3 năm 1926 tức là 1 năm sau, Lộ Tổ mượn khiếu của cô Dương Xuân Linh ở Tỉnh Sơn Tây đến Sơn Đông Tế Ninh hiển hóa, tổng cộng 100 ngày không ăn không uống, miệng nói Kim Công Diệu Điển và quyển Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh này để truyền lại cho thế gian. Cho nên quyển Di Lặc cứu khổ chân kinh này không nằm trong bộ Đại tạng Kinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói. Cho nên trong Kinh Điển không thể tìm thấy bộ kinh nay. Nhưng lúc nãy chúng ta có đề cập đến 2500 năm trước đây đức Phật Thích Ca từng nói đến. Đồng thời, trong 100 ngày đó, hai tay của cô Dương Xuân Linh cầm 2 cây bút lông cùng một lúc viết nên 2 câu đối bằng chữ Triện. Cách viết thếnày : 2 tay cầm 2 cây bút lông rời xa mặt giấy, mực rớt từ trên cao xuống, sau đó thì thành 2 câu đối :
Phong xúy Trúc Diệp long vũ trảo
Vũ đả hà hoa phụng điểm đầu.
Dương Xuân Linh 100 ngày sau thì được Kim Công Tổ Sư đưa về trời.
Đây gọi là kim Kê nhất xướng ( gà vàng gáy lần thứ 1 )
Trải qua 3 năm sau thì kim kê Nhị xướng : Năm 1930 sau côn nguyên, Tổ Sư lại mượn khiếu của một người ở Hà Nam tên là Đỗ Ngọc Khôn từ Hà Nam chạy đến Sơn Đông. Lúc bấy giờ không có máy bay hay xe để ngồi, ở Sơn Đông ngài lại độ hóa và thành toàn đạo thân, sau đó người này lại biệt tăm biệt tích, không một ai biết là đã đi đâu.
Như vậy, ở Trung Quốc Đại Lục lúc bấy giờ do có rất nhiều hiển hóa nên đã có rất nhiều người cầu Tam Bảo.
Sau này Kim Kê Tam xướng là phải đợi đến lúc Đại Đạo minh hiển, mọi người đều có đạo, Thế giới đạiđồng thì những người tu đạo mà có công đức sẽ vừa được hưởng hồng phúc vừa được hưởng thanh phúc ( thành thánh hiền tiên phật ), lúc đó sẽ không còn địa ngục nữa, Sau khi ở nhân gian thì lại quay về Thiên Đàng. Cho nên chúng ta rất có Phật duyên mới gặp được Phật xuất thế, nghĩa là chúng ta đã theo kịp thời đại mà Phật Di Lặc đến thế gian để độ hóa chúng sanh. Bây giờ chúng ta bắt đầu đi sâu vào bài kinh.
Di Lặc hạ thế bất phi khinh
Vào thời Bạch Dương kỳ Di Lặc giáng thế, nghĩa là thời Tam Kỳ Mạt kiếp , vào thời này tại sao Di Lặc phải hạ thế ? vì tai kiếp của chúng ta ngày càng nhiều và nghiêm trọng, cho nên Phật từ bi muốn chúng ta nhanh chóng bình an về nhà, cho nên đây là một chuyện rất trọng đại chứ không phải là chuyện bình thường. Lúc chúng ta cầu tam bảo có lẽ chúng ta vẫn chưa chú ý đến, cái đoạn lúc màđiểm truyền sư bàn đạo có phó chúc :Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn, Minh nhân tại thử tố nhất phiên. Ngu phu thức đắc hoàn hương đạo, sanh lai tử khứ kiến đương tiền.
Nghĩa là : trước đây chưa bao giờ nói đến chuyện đại sự sau này. Minh nhân chính là Sư Tôn và Sư Mẫu của chúng ta khi thỉnh đàn có đến nói rõ cho chúng ta : tuy chúng ta đều là những người bình thường, nhưng nếu chúng ta có cầu qua tam bảo thì biết được phải đi con đường như thế nào để có thể về trời. Chúng ta đã có cầu qua tam bảo đều biết được bảo thứ 1 chính là chỗ sống chết tức thì.Cho nên nếu những ai chưa cầu tam bảo thì dù chúng ta có nói với họ, họ cũng chẳng hiểu. Trong Kinh Di Lặc cứu khổ chân kinh đều nói về việc chúng ta làm thế nào để về trời, chúng ta phải cầu Tam Bảo. Trong đó đều có thiên cơ.
Lãnh bửu Tề Lỗ Linh Sơn Địa
Lãnh có nghĩa là Minh sư thọ lãnh lệnh của Lão Mẫu, truyền thụ khẩu truyền tâm ấn, Tam Bảo ( Quan, quyết, ấn ) , xuất thân ở Tề Lỗ, tức là Sơn Đông hiện nay, là thánh địa mà từ xưa có nhiều Thánh Nhân xuất hiện nhất, cho nên Tổ sư lãnh thiên mệnh truyền thọ mệnh cũng đều xuất thân ở Sơn Đông ( nhiều nhất ) , như Tổ sư đời thứ 17 , Lộ Tổ chính là xuất thân ở Sơn Đông huyện Tế Ninh. Tổ sư đời thứ 18, Sư Tôn của chúng ta cũng xuất thân ở Sơn Đông huyện Tế Ninh. Sư mẫu cũng xuất thân ở tỉnh Sơn Đông. Thế nhưng những người thọ mệnh thì ở Linh sơn địa của mỗi người.
Phật tại linh sơn mạc viễn cầu
Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
Nhân nhân hữu cá linh sơn tháp
Hảo hướng linh sơn tháp hạ tu
Cái này lúc chúng ta cầu tam bảo đã biết rồi. Linh sơn địa chính là huyền quan khiếu của mỗi người. Thông qua Minh sư nhất chỉ điểm mở ra chỉ cần tu thật tốt ở núi Linh Sơn ( chính là bổn tâm ), tu tâm luyện tính, hành công lập đức, khi tuổi thọ đã hết, linh tánh tự nhiên sẽ đi ra từ cửa chính, miễnđược phải chịu nỗi khổ luân hồi, có thể quy căn phục mệnh . Đây là bài thơ ám chỉ của Quan Thế Âm Bồ Tát dùng để nói với tất cả những người tu hành, ý nói rằng tất cả mỗi người chúng ta đều có một núi Linh Sơn và không nhất thiết phải đi đến nơi xa xôi để cầu. Nhưng nếu mình chưa cầu qua tam bảo thì mình cũng không có cách nào biết được làm thế nào để tu ở dưới tháp Linh Sơn. Điều này cũng có nghĩa rằng Quan Thế Âm Bồ Tát trước đây cũng từng có cầu tam bảo do sư phụ truyền cho, nhưng do đây là thiên cơ bất khả lộ nên Quan Thế Âm Bồ Tát cũng không dám tiết lộ, nhưng Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi rất muốn cho mọi người biết nên mới viết lưu lại bài thơ này, chỉ là xém một chút chút, nhưng tuy xém một chút chút mà không có Minh Sư nhất chỉ điểm thì cũng không có cách nào. Hiện nay là thời kỳ phổ độ nên chúng ta có thể lấy ra nghiên cứu.
Niêm hoa ấn chứng khảo tam thừa
Tam thừa bao gồm Thượng thừa, trung thừa và hạ thừa. Câu này nghĩa là thời xa xưa muốn đắc đượcđại đạo bảo quý đâu phải dễ dàng như vậy, phải thông qua tu tập từ Tiểu thừa lên đến Trung Thừa rồiđến đại thừa mới ngộ ra được huyền cơ, biết được nơi cư ngụ của linh tánh mới được Minh Sư thọ ký cho, đấy gọi là Thượng đẳng tu hành ngộ giác tính, trung đẳng tu hành chấp văn tự, Hạ đẳng tu hành trọng hiển hóa, Mạc chấp hình tượng quy tự nhiên. Nghĩa là đạo pháp tự nhiên. Cho nên lúc bấy giờ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền thụ là đơn truyền độc thụ. Trước tiên phải dùng phương pháp thăm dò, dùng pháp niêm hoa vi tiếu , tuyển chọn vật truyền thụ.
Đây là chỉ lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng đạo ở núi Linh Khứu Sơn. Lúc bấy giờ có rất nhiềuđệ tử đang nghe kinh trong lần mở pháp hội thứ 16, có hơn 3000 đệ tử và đức Phật cầm một đóa hoa mỉm cười. Cả hơn 3000 đệ tử đều không hiểu được ý của ngài, sau đó đại đệ tử là ngài Ma Ha Ca Diếp hiểu được ý bèn mỉm cười, cho nên đức Phật Thích Ca bèn truyền chánh pháp và y bát cho đại đệ tử Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Trong lúc truyền tam bảo, đức Thế Tôn nói : “ Ngô Hữu chánh pháp nhãn tàng, Niết Bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền , kim phó chúc Ma Ha Ca Diếp ...”
Chánh pháp ở đây chính là tam bảo. Chúng ta đều biết bảo thứ 1 là Huyền Quan Khiếu. Trong giáo gọi là giáo ngoại biệt truyền, trước đây giảng kinh thuyết pháp rất nhiều, nói rất nhiều các giáo pháp nhưng bên trong đó đều không có cách nào nói đến diệu pháp này. Do đó, xưa kia phải tu trước rồi ngộ ra được chỗ thiền cơ sau đó mới đắc chân truyền. Hôm nay, chúng ta đắc trước tu sau, nhẹ nhàng hơn nhiều rồI nên mới nói :
Đạp phá thiết hài vô mịch sứ,
đắc lai toàn bất phí công phu。
Đi mòn nát cả đôi giày thép cũng không có cách nào tìm thấy
Đắc được rồi nhưng hoàn toàn không phí tí công phu
Tuy rằng chúng ta dễ dàng mà đắc được nhưng chúng ta phải đi từng bước vững chắc, chăm chỉ tu luyện chứ không biếng lười, trước sau không ngừng, sau này nhất định có thể ấn chứng, từ công quả ít nhiều, trải qua khảo nghiệm thành công mà được liệt vào quả vị tam thừa cửu phẩm liên đài. Cho nên muốn có quả vị là chúng ta phải bắt đầu tu từ bây giờ. Tương lai liên phẩm của mình cao to như thế nào là phải xem mình kiếp này làm như thế nào
Lạc tại Trung Nguyên tam tinh địa
Niêm hoa ấn chứng sự chân truyền quý báu như vậy rơi vào chỗ nào ? rơi vào nơi Tam Tinh Địa. Tam Tinh Địa là ở Trung Ương Mậu Kỷ Thổ chính giữa thân người ( Trung Nguyên ) , nơi phương thôn bảođiền, còn gọi là Linh Sơn Địa, Huyền Quan Khiếu, cũng chính là 3 người đồng hành tất sẽ có người là thầy của chúng ta, chính là chỗ mà ta phải hạ công phu tu luyện, chính là chỗ mà ta có thể tương thông với trời. Chỗ mà trời tương thông với chúng ta chính là chỗ mà chúng ta bắt đầu có tinh, khí,thần. Từ phương thôn bảo địa này hướng lên trên thì là trời, hướng về cơ thể của chúng ta đi xuống thì là tinh, khí, thần. Trong kinh kim cang có nói : Như thị chú, như thị giáng phục kỳ tâm, vô sở trú nhi sinh kỳ tâm. Tất cả đều là quy ở Tam Tinh Địa. Thanh Tịnh Kinh viết : Tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc.
Đại chứng Tứ Xuyên Vương Đào Tâm
Nhân đắc nhất vi đại, từ chỗ này có thể chứng phật chứng Thánh, Kinh Kim Cang chỉ thị “ Xá Vệ Thành “ chính là giữa mắt, tai, mũi, miệng, khiếu chính giữa của thất khổng bát khiếu. Do đó tu đạo phải đóng bốn cánh cửa sổ này lại.
Bên ngoài thân người có 3 con sông : tham, sân, si ; bên trong gồm có : tinh, khí, thần
cho nên tu đạo phải phản bổn quy nguyên ( đi ngược dòng, tìm kiếm dòng chảy thứ 4 ). Không nên chảy vào con sông dục vọng. Con sông này chính là để chúng ta Quay đầu là bờ thì mới tìm được cái t&